AN GIANG QUÊ TÔI – Phần 11: Rợn người với chứng tích tội ác của Pol Pot tại Ba Chúc Tri Tôn
AN GIANG QUÊ TÔI – Phần 11: Rợn người với chứng tích tội ác của Pol Pot tại Ba Chúc Tri Tôn
Nhà mồ Ba Chúc nằm tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây được công nhận là Di tích Quốc gia từ tháng 7-1980 , ngoài việc lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại bởi Pôn Pốt, nơi đây cũng còn cất giữ những câu chuyện hết mực bi thương, đau đớn, níu bước chân du khách gần xa.
Phía trước mặt tôi là nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pôn Pốt. Bước vào nhà mồ thì đập ngay vào mắt tôi là những hình ảnh đau thương của một thời quá khứ mà không ai muốn nhớ lại, nhưng nó vẫn luôn hiện hữu và ám ảnh người dân Ba Chúc đến tận ngày hôm nay.
Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, từ ngày 18-4 đến 30-4-1978, Ba Chúc bị dìm trong biển m.á.u, cuộc th.ả.m s.á.t đã g.i.ế.t hại hơn 3 người dân vô tội. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa, các công trình công cộng; t.à.n s.á.t đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ. Những cảnh giết người hàng loạt, dã man diễn ra khắp nơi, không bút mực nào tả hết. Hàng trăm gia đình phải sống cảnh “màn trời chiếu đất” vì bọn Pôn Pốt đốt phá nhà cửa.
Cánh đồng núi Phú Cường mất đi màu xanh mát mắt, thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau. Họ tử vong trong cảnh đau thương, thân thể không lành lặn. Người và tài sản bị thiệt hại nặng nề, động vật cũng chịu chung số phận. Tất cả đều bị giết.
Pôn Pốt sử dụng cách giết người dã man như thời trung cổ, rất nhiều vũ khí ghê rợn được nhân dân thu nhặt về để trong nhà trưng bày nói lên cảnh tượng hãi hùng mà người dân Ba Chúc đã hứng chịu vào thời khắc đau thương đó.
Chiến tranh luôn mang lại nhiều điều đớn đau nhưng đau đớn nhất vẫn là những người dân vô tội.
Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Một số người sống sót thì mất người thân, không dám trở về quê vì bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những người đã bám trụ lại vì nghĩa tình với người đã khuất cũng như sống trọn với vùng đất quê hương. Nhiều người dân chạy giặc trở về đối diện với muôn vàn khó khăn: không nhà cửa, trâu bò vật nuôi bị giết hết, hoa màu vườn tược bị phá nát
Thắm thoát ấy mà đã 40 năm từ cái ngày kinh hoàng ấy, Ba Chúc ngày nay đã thay da đổi thịt thành một trong những thị trấn năng động nhất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Bỏ qua quá khứ đau thương để xây dựng nên những tương lai tốt đẹp mới, có thể nói, những người con Ba Chúc là những anh hùng của đất Việt.
Nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai, kinh phí gần 30 tỷ đồng. Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau, khu vực nhà mồ lưu giữ 1.159 hài cốt đồng bào Ba Chúc trong 3.157 người bị Pôn Pốt thảm sát trong 12 ngày kinh hoàng đó. Ngày càng có nhiều du khách tới tham quan, nhất là vào 16-3 âm lịch hàng năm, khi diễn ra lễ giỗ tập thể tưởng niệm nạn nhân trong vụ thảm sát.
Chiến tranh đi qua, đau thương đã ở lại, là một người con đất Việt yêu chuộng hòa bình, và đặc biệt là một người con An Giang tôi luôn cầu mong những người dân ba Chúc hiện tại sẽ luôn được an bình và có cuộc sống vui tươi hạnh phúc từ đây đến mãi về sau.
#SinhVlog #pol_pot #ba_chuc_tri_ton
———————————————————————————————-
► Đăng ký kênh:
► Facebook:
► Fanpage:
► Instagram:
► Ủng hộ Sinh Vlog:
———————————————————————————————-
© Tất cả bản quyền thuộc về Sinh Vlog
© Copyright by Sinh Vlog
© Do not Reup
source: https://noviway.com
Xem thêm các bài viết về Giải Trí: https://noviway.com/category/giai-tri/